Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Cách nấu mì ăn liền giúp bạn ngon miệng

"Để tiết kiệm thời gian,mì ăn liền là sự lựa chọn hàng đầu của mọi gia đình, vừa rẻ vừa chất lại rất tiện lợi. Chỉ cần ngâm mì ăn liền trong nước sôi sau vài phút là ăn được ngay."

Phải chăng, vì nhiều người có suy nghĩ sai lầm này, dẫn tới việc chế biến không đúng cách, và những hậu quả xấu như gan có thể phải làm việc cả tháng để giải độc cho cơ thể? Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với Bạn cách thức chế biến 1 gói mi an lien sao cho ngon, bổ dưỡng và tránh được các nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Mời Bạn cùng xem..

mì ăn liền
Mì ăn liền
Cách chế biến mì ăn liền đúng cách

Bước 1: Trước tiên, chúng ta thả mi an lien vào nước sôi trước (chưa cho các gói gia vị vào vội)
Bước 2: Thấy các sợi mỳ đã bắt đầu rời nhau (khoảng 2 phút) chúng ta dùng đũa tách rời các sợi mì
Bước 3: Cho mi an lien vào bát
Bước 4: Đổ chỗ nước vừa trần mỳ đi, và nấu một nồi nước sôi khác để cho các gia vị vào
Lưu ý: Chỉ nên cho 1/3 - 1/2 lượng gia vị



Mặc dù có hơi rắc rối, nhưng cách này giúp đảm bảo chúng ta sẽ có những sợi mi an lien dai hơn, ngon hơn và không uống phải chất dầu và chất BHT có trong mỳ ăn liền.

Theo công ty mì ăn liền nissin

chúc các bạn ngon miệng!

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Cách chế biến mì tôm trứng ngon hết ý


Đối với các bạn sinh viên thì có lẽ mì ăn liền luôn luôn là món ăn được thưởng thức nhiều nhất. Đặc biệt trong những dịp cuối tháng, món ăn này càng thịnh hành. Mì gói đặc biệt hấp dẫn bởi trên thị trường có rất nhiều thương hiệu mì ăn liền với hương vị khác nhau như mỳ Gấu Đỏ, Hảo Hảo nên sự lựa chọn là rất nhiều.

Nhưng cái gì quá cũng không tốt, và đặc biệt nếu bạn sử dụng quá nhiều các thực phẩm như mi an lien, chắc chắn sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, khi tiến hành chế biến các món mì, các bạn nên để ý thêm các nguyên liệu khác để đủ chất hơn. Mặc dù các quảng cáo trên truyền hình như của Gấu Đỏ hay Hảo Hảo luôn có hình ảnh của các bát mì ăn liền rất ngon, nếu muốn, bạn cũng có thể làm được như vậy.
mì ăn liền
Mì ăn liền
Để làm được một bát mi an lien trứng ngon, bạn sẽ cần một ít rau cải chip, một vài con tôm, 1-2 quả trứng và gia vị các loại. Tất nhiên, thứ không thể thiếu ở đây chính là 1-2 gói mì ăn liền. Với rất nhiều sự lựa chọn hiện nay trên thị trường như mi an lien Gấu Đỏ, Hảo Hảo, bạn không cần phải quá quan tâm tới vấn đề này.

Tôm sẽ là nguyên liệu đầu tiên cần được chế biến. Nhằm giúp tôm có được sự đậm đà cần thiết, bạn hãy ướp tôm cùng một ít nước mắm sau khi đã bóc vỏ và rửa sạch. Tiếp theo, bạn hãy cắt nhỏ cà chua và rau cải sau khi rửa sạch. Một điều cần lưu ý là thay vì vứt phần đầu tôm đi, hãy giữ lại cho các khâu sau này.

Bước tiếp theo, bạn hãy cho chảo lên bếp và chiên phần đầu tôm riêng. Đầu tôm vừa chiên xong có thể ăn được. Hoặc nếu không, bạn có thể bỏ đầu tôm sau công đoạn này do cái chính cần giữ lại là nước cốt sau khi chiên.
Chảo sau khi chiên xong đầu tôm nên được đổ bớt dầu ăn và thêm một ít dầu mè vào chảo. Sau đó cho hành khô, gừng, cà chua vào chảo xào thật thơm tầm 2-3 phút. Muốn cà chua được mềm, bạn hãy cho thêm một ít nước vào chảo và đảo đều tay.

Sau khi đun nước cà chua được tầm 5-6 phút, hãy cho tiếp tôm, rau và vắt mì ăn liền vào nấu cùng. Đợi thêm một lúc cho các thứ chín kỹ, bạn hãy đập nốt quả trứng vào chảo và đảo đều. Có thể thêm gia vị cho nồi mì thêm đậm đà. Sau đó đổ ra bát và thưởng thức. Vậy là bạn đã hoàn thành một bát mi an lien đúng chuẩn thơm ngon và đủ dinh dưỡng rồi đấy.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Hệ thống nước thải mì ăn liền


1. Đặc trưng của nước thải mì ăn liền: Nước thải của các công ty sản xuất mì ăn liền chứa hàm lượng các chất hữu cơ và dầu mỡ khá cao. Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài thủy sinh, sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi sinh giải phóng ra các chất khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường.

Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây bồi lắng dòng chảy. Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao trong nước thải sản xuất mì ăn liền sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải mì ăn liền thể hiện cụ thể ở bảng sau.

Bảng chất lượng nước thải sản xuất mì ăn liền

2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải mì ăn liền

3. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải mi an lien trong xử lý nước thải

Nước thải từ các khu vực sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó, nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa đặt lưới lọc rác tinh (kích thước lưới 1 mm) để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn làm giảm SS 15%, sau đó nước thải tự chảy xuống bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, máy thổi khí cung cấp khí cho bể. Khí sẽ hòa trộn đồng đều nồng độ nước thải đầu vào trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang cụm bể tuyển nổi. Hỗn hợp khí, nước, hoá chất được bơm vào bình tạo áp của cụm bể tuyển nổi. Sau khi qua bình tạo áp, các chất lơ lững và dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề mặt nước thải dưới tác dụng nâng của bọt khí (thường là không khí) vào pha lỏng, các bọt khí đó đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt, Sau đó, chúng tập hợp với nhau thành lớp bọt chứa hàm lượng cao hơn trong chất lỏng ban đầu.

Chất nổi được vớt bằng hệ thống gạt bùn và đưa về bể gom bùn. Nước từ bể tuyển nổi chảy sang bể aerotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.

Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.

Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.

Bùn ở bể chứa bùn được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

4. Ưu, nhược điểm công nghệ xử lý nước thải mì ăn liền

a. Ưu điểm:

· Công nghệ xử lý nước thải đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải;

· Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành;

· Diện tích đất sử dụng tối thiểu.

· Hòa hợp với các công trình hiện hữu;

· Nước sau quy trình xử lý có khả năng tái sử dụng: tưới cây, dội bồn cầu,…

b. Nhược điểm:

· Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;

· Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật;

· Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Cảnh báo tác hại từ mì ăn liền

Tiện lợi và ngon miệng, mỳ ăn liền đã trở thành một phần của lối sống hiện đại nhưng kèm theo nó là các vấn đề về sức khỏe như ung thư, suy dinh dưỡng…

Thiếu dinh dưỡng

Mặc dù sau mỗi lần ăn mì ăn liền miliket, bạn cảm thấy rất no, nhưng thực chất, cảm giác no này là do carbohydrate đem lại. Mì ăn liền chỉ chứa nhiều năng lượng chủ yếu từ chất béo và tinh bột.

Dùng nhiều mì ăn liền miliket không những khiến bạn có nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có nguy cơ béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Mì ăn liền
Mì ăn liền có rất nhiều nguy cơ gây bệnh.


Bệnh tim mạch

Thường xuyên dùng mì ăn liền omachi, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường.

Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền omachi. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Hư thận, hại xương

Một thành phần có mặt trong mỗi gói mì ăn liền vifon mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra chính là muối. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Ngoài ra, mì ăn liền cũng chứa đầy phosphate, một chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn. Tuy giúp bạn ngon miệng nhưng chất này lại khiến chúng ta dễ bị loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần đi nếu dùng nhiều.

Ung thư

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền vifon, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, quá nhiều muối, chất béo bão hòa… Và hầu hết các nghiên cứu đều kết luận mì ăn liền có khả năng gây ung thư nếu ăn nhiều trong thời gian dài.

Dị ứng

Trong mì ăn liền thường chứa một phụ gia gọi là MSG (monosodium glutamate monohydrate), đây là loại phụ gia tổng hợp mùi vị, khiến cho món mì trở nên ngon miệng hơn, kích thích vị giác tối đa. Thế nhưng, trên thế giới cũng đã ghi nhận trường hợp di ứng MSG do dùng nhiều mì ăn liền vifon . Các triệu chứng bao gồm:

- Cảm giác nóng rát ở ngực, lưng và tay
- Buồn nôn, khó thở, uể oải
- Đau đầu, đau ngực
- Tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt
- Bị tê tay chân.

Theo Nissin

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Mì ăn liền Vina Acecook hy vọng vươn ra thế giới

Năm 1993, Tập đoàn Acecook của Nhật Bản giới thiệu sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam và ngay lập tức biểu tượng sáng tạo văn hóa ẩm thực của đất nước Mặt Trời mọc này đã chinh phục người tiêu dùng Việt.

Được biết đến như một biểu tượng sáng tạo văn hóa ẩm thực của Nhật Bản trong thế kỷ 20, mì ăn liền ngày nay đã trở thành món ăn nhanh, tiện lợi, phổ biến trên toàn thế giới. 

Trong cuốn tự truyện "Tôi đã phát minh ra mì ăn liền như thế nào," xuất bản năm 2002 của Momofuku Ando - người phát minh ra sản phẩm mì ăn liền - tác giả kể lại những ngày đói kém sau chiến tranh, ông đã phải xếp hàng rất lâu mới ăn được bát mì với giá chợ đen. Đứng xếp hàng cùng với ông còn có rất nhiều nhân viên văn phòng, công nhân xây dựng – những người phải làm việc cật lực để tái thiết đất nước bị chiến tranh tàn phá. Đó là vào năm 1957, nước Nhật khi đó thiếu thốn mọi thứ, nhất là thực phẩm. 
công ty sản xuất mì ăn liền
Công ty sản xuất mì ăn liền
Trong lúc xếp hàng, ông Momofuku Ando miên man nghĩ cách làm sao tiết kiệm được thời gian. Một sáng kiến nảy ra và được ông thực hiện ngay khi trở về nhà.

Trong gian bếp của mình, ông Momofuku Ando thử nấu một bát mì, rút hết nước rồi chiên nó trong dầu ăn. Sau nhiều lần thất bại, ông có được một bát mì khô. Tiếp đó, ông nêm một chút bột ngọt và chế nước sôi vào bát mì rồi đợi ba phút, bát mì khô đó được hoàn nguyên và có vị ngon hơn hẳnbát mì tươi. Và thế là mì ăn liền ra đời, trở thành món ăn phổ biến của hàng triệu sinh viên và công nhân không chỉ Nhật Bản mà còn ở Đông Nam Á và châu Âu. 

Năm 1993,  Acecook - tập đoàn sản xuất mì ăn liền lớn thứ ba của Nhật Bản - đã đến Việt Nam mang theo sản phẩm mì ăn liền - biểu tượng sáng tạo văn hóa của Nhật Bản.

Kể từ đó đến nay, trải qua gần 17 năm, Vina Acecook đã trở thành thương hiệu dẫn đầu thị trường thực phẩm ăn liền và là cái tên quan thuộc, được ưa thích đối với hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam.

Với phương châm “biểu tượng của chất lượng,” thương hiệu hàng đầu Vina Acecook luôn tự hào khi mang đến những sản phẩm mì ăn liền tiện lợi, dinh dưỡng, chất lượng và an toàn sức khỏe cho mọi gia đình Việt. 

Điểm nổi bật trong quá trình sản xuất mì ăn liền tại Vina Acecook là sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến, tự động hóa, quy trình khép kín theo công nghệ Nhật Bản và đạt tiêu chuẩn quản lý ISO 9001:2000, ISO 14001:2004, HACCP. 

Bên cạnh đó, phương pháp chế biến bằng hệ thống sấy, sử dụng công nghệ hạn chế phát sinh vi khuẩn đã giúp mang đến người tiêu dùng đạt 100% tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Cùng với việc sử dụng các nguyên liệu sản xuất sạch, thân thiện với môi trường và các nguyên liệu tự nhiên như gạo, đậu xanh … kết hợp các thành phần hương vị, màu sắc tự nhiên và các chất dinh dưỡng như chất xơ, canxi, vitamin…, Vina Acecook luôn cam kết tạo nên các dòng sản phẩm mì có những hương vị riêng, đậm đà, thơm ngon, hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. 

Đến nay, Vina Acecook là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế như tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ châu Âu (IFS), tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh (BRC) và được sự chấp thuận của các tổ chức có uy tín lớn trên thế giới như Cục Quản lý thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA), Cơ quan Kiểm soát thực phẩm Canada (CFIA), Cơ quan quản lý Thực phẩm & Dược Phẩm của Hàn Quốc (KFDA) và nhiều quốc gia khác như Australia, Hong Kong, Đài Loan… 

Không chỉ là sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn nhanh, tiện lợi, mì ăn liền hiện nay còn là loại thực phẩm mang đến bữa ăn, hoàn thiện, dinh dưỡng cho người tiêu dùng và hoàn toàn đảm bảo an toàn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Cũng như người Nhật đã mang mì ăn liền giới thiệu ra trên toàn thế giới, hy vọng trong tương lai không xa, sản phẩm ăn liền chất lượng và an toàn sức khỏe mang thương hiệu Việt Nam cũng sẽ tỏa sáng và vươn tầm quốc tế./.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Giới thiệu về mì ăn liền Vifon


Là đơn vị tiên phong trong ngành thực phẩm ăn liền Việt Nam, Công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam với thương hiệu mì ăn liền Vifon đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Qua 45 năm hình thành và phát triển, Vifon không ngừng giành được niềm tin yêu của người Việt Nam mà đánh mạnh thị trường xuất khẩu, có mặt tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới.
mì ăn liền vifon
Mì ăn liền vifon
Từ thập niên 90, mì ăn liền Vifon trở thành công ty đầu tiên trong xu hướng đóng gói những món ăn đặc sản Việt Nam. Những món ngon ba miền như phở bò, bún riêu cua, bánh đa cua…trở nên tiện dụng gấp nhiều lần. Vifon có năng lực sản xuất lớn, được tọa lạc trên khuôn viên rộng 67.000 m2, đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ của Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, đã sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu thị hiếu khác nhau của khách hàng.
Ngày nay, công ty
mì ăn liền Vifon không ngừng hiện đại hóa thiết bị và công nghệ, đầu tư mạnh vào nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng quốc tế. Sản phẩm của Vifon đã có mặt rất nhiều nước kể cả các nước có yêu cầu rất khắt khe về chất lượng như Mỹ, Úc, Nhật và các nước châu Âu. Công ty Vifon đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Năm 2004, thương hiệu Vifon vinh dự được nhận chứng nhận quốc tế HACCP – một chứng nhận rất cần thiết cho những đơn vị sản xuất mì ăn liền muốn vươn xa đến tầm thế giới.
Vifon luôn đặt mục tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và chế độ dưỡng chất cần thiết trong từng loại sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Các sản phẩm tiêu biểu của Vifon được người tiêu dùng đánh giá cao trong thời gian vừa qua: Mì Vifon, Phở Vifon, Mì Hòang Gia, Phở Hoàng Gia, Mì cốc Ngon Ngon, Bánh Đa Cua…
Với Slogan “Vị ngon đậm đà – Vươn xa thế giới”, thương hiệu
mì ăn liền Vifon luôn đồng hành với người tiêu dùng, xứng đáng với uy tín lâu đời và niềm tin yêu của khách hàng dành cho Vifon, đồng thời đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới.
Lịch sử phát triển
Từ VIFOINCO, VILIHICO, VIKAINCO ...trở thành VIFON. Công ty VIFON đã phát triển và hình thành với nhiều cột mốc phát triển
1. Sự ra đời của VIFON
Ngày 23/07/1963 , 14 nhà tư sản người Việt gốc Hoa đã góp vốn ban đầu gồm 35.000 cổ phần, để thành lập Công Ty, cuối năm 1964 số vốn tăng 70.000 cổ phần , đến năm 1967 xây dựng hoàn thành 03 nhà máy có tên gọi : VIFOINCO, VILIHICO, VIKAINCO, trong đó VIFOINCO mang nhãn hiệu chung là Vifon.
2. Những ngày đầu phát triển
Nhà máy đi vào hoạt động Sản phẩm được Người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận khá tốt, bao gồm :
Mì ăn liền : với 3 dây chuyền sản xuất với công suất 30.000 gói/ ca.
Bột ngọt : với 3 dây chuyền sản xuất công suất 2.000 tấn/năm.
Cùng với các sản phẩm như : Bột hồ, bột mứt, bánh kẹo, tàu vị yểu, cá hộp, thịt hộp.
Lực lượng lao động : 700 người(chủ yếu là người Hoa), đội ngũ Kỹ Sư được đào tạo phần lớn ở Nhật Bản và Đài Loan.
Máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thuộc lọai hiện đại bật nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
3. Tăng tốc và phát triển
Kể từ sau năm 1975, Công ty
mì ăn liền Vifon được nhà nước tiếp quản và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, liên tục mở rộng và phát triển, đi đầu trong ngành thực phẩm Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngày 09/05/1992 Bộ Công Nghiệp nhẹ ra quyết định số 336/QĐ-TCLĐ chuyển Xí Nghiệp Liên Hiệp Bột Ngọt- Mì An Liền và Nhà Máy Bột Ngọt Tân Bình Thành Công Ty Kỷ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam, Tên Giao Dịch : VIET NAM FOOD INDUSTRIES COMPANY (Gọi tắt : VIFON) bao gồm VIFON và các thành viên :
+ Nhà Máy thực phẩm Thiên Hương.
+ Nhà Máy Mì Bình Tây.
+ Nhà Máy Thực phẩm Nam Hà.
+ Nhà Máy Cơ Khí Tân Bình.
+ Nhà Máy thực phẩm Việt Trì .
Cùng với các đơn vị liên doanh trong và ngòai nước :
+ Công Ty Liên Doanh ORSAN VIỆT NAM.
+ Công Ty Liên Doanh AJINOMOTO VIỆT NAM.
+ Xí Nghiệp Liên Doanh ViFon - Hà Nội.
+ Xí Nghiệp Liên Doanh ViFon – Vinh.
+ Xí Nghiệp Liên Doanh ViFon – Đà Nẵng.
Năm 1995-2004 Công Ty Liên Doanh với ACECOOK (VIFON - ACECOOK). Sau đó Vifon và Acecook đã tách riêng
Cuối năm 2003 , thực hiện đề án sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà Nước thuộc Bộ Công Nghiệp, Công ty chuyển thành Công ty Cổ Phần vốn 51% của Nhà Nước .
Từ năm 2004, sau khi cổ phần hóa đợt 01. Công ty đã đổi tên thành "Công ty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam - Vietnam Food Industries Joint Stock Company"
Năm 2005 được sự đồng ý của Bộ Công Nghiệp, Công ty đưa 51% phần vốn của Nhà Nước bán đấu giá ra bên ngoài để trở thành Công Ty Cổ Phần 100% vốn sở hữu tư nhân.
4. Phát triển với những giá trị
Hiện tại, Vifon sử dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc và đưa vào hoạt động thường xuyên để khai thác tối đa công suất phục vụ cho thị trường.
Thương hiệu
mì ăn liền Vifon ngày càng ổn định và lớn mạnh một phần nhờ vào kinh nghiệm quý báu của tập thể 2000 cán bộ công nhân viên có thâm niên lâu năm tại Vifon và đội ngũ nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ và tay nghề, Vifon thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ công nhân viên nhằm bồi dưỡng kiến thức thời kỳ hội nhập cũng như nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công việc.
Với năng lực và uy tín lâu đời của một thương hiệu có mặt trên thị trường 45 năm qua, Vifon phát triển vững mạnh không ngừng trong thị trường nội địa và xuất khẩu.
Sản phẩm của
mì ăn liền Vifon xuất hiện tại 64 tỉnh thành trong cả nước, tổng số đại lý 500 đại lý. Thị phần khoảng 20% thị trường sản phẩm ăn liền , trong đó Miền Nam chiếm 60%, Miền Bắc 40%.
Tại thị trường xuất khẩu, thông qua các Tổng đại lý và các nhà phân phối được lựa chọn ở nước ngoài, sản phẩm Vifon đã xuất khẩu đến hơn 40 nước, trong đó có nhiều thị trường đầy tiềm năng như Ba Lan, Nga, Mỹ, Đức, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc, Malaysia. Doanh số xuất khẩu tăng lên bình quân 10 % năm.
Thành tựu đạt được
Công nghệ:
Hiện tại, Vifon sử dụng công nghệ hiện đại của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc và đưa vào hoạt động thường xuyên để khai thác tối đa công suất phục vụ cho thị trường.
Nhân sự:
Thương hiệu Vifon ngày càng ổn định và lớn mạnh một phần nhờ vào kinh nghiệm quý báu của tập thể 2000 cán bộ công nhân viên có thâm niên lâu năm tại Vifon và đội ngũ nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ và tay nghề, Vifon thường xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn và dài hạn cho cán bộ công nhân viên nhằm bồi dưỡng kiến thức thời kỳ hội nhập cũng như nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công việc.
Thị trường:
Với năng lực và uy tín lâu đời của một thương hiệu có mặt trên thị trường 45 năm qua, Vifon phát triển vững mạnh không ngừng trong thị trường nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm của
mì ăn liền Vifon xuất hiện tại 64 tỉnh thành trong cả nước, tổng số đại lý 500 đại lý. Thị phần khoảng 20% thị trường sản phẩm ăn liền , trong đó Miền Nam chiếm 60%, Miền Bắc 40%. Tại thị trường xuất khẩu, thông qua các Tổng đại lý và các nhà phân phối được lựa chọn ở nước ngoài, sản phẩm mì ăn liền Vifon đã xuất khẩu đến hơn 40 nước, trong đó có nhiều thị trường đầy tiềm năng như Ba Lan, Nga, Mỹ, Đức, Cộng hoà Séc, Hàn Quốc, Malaysia. Doanh số xuất khẩu tăng lên bình quân 10 % năm.
Thành tích/giải thưởng:
a. Trong nước:
+ Liên tục đạt danh hiệu xuất sắc, tiên tiến hàng năm của Bộ chủ quản, trong đó 02 năm 1997, 1998 đạt cờ luân lưu của Thủ tướng chính phủ.

+ Năm 2000 Vifon triển khai thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

+ Là đơn vị đầu tiên trong ngành thực phẩm được cấp chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9002 vào tháng 1/2002 về hệ thống quản lý chất lượng và đã chuyển đổi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.

+ Năm 2005 Vifon đạt chứng chỉ HACCP - một chứng nhận rất cần thiết cho những đơn vị sản xuất mì ăn liền muốn vươn xa đến tầm thế giới.

+ Sản phẩm luôn được người tiêu dùng bình chọn vào TOP 10 hoặc TOP 100 hàng Việt Nam chất lượng cao hàng năm do Báo SGTT tổ chức.

+ Được uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét công nhận Sản Phẩm Chủ Lực Của Thành Phố năm 2007.

+ Năm 2007 Vifon nhận chứng chỉ HACCP cho nhà xưởng Sản Phẩm Gạo, nhà xưởng Mì, nhà xưởng Gia Vị. Đồng thời vifon cũng đạt chứng chỉ IFS cho nhà xưởng Mì – chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu.

+ Đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2007” do Bộ Công Thương trao tặng.

+ Sản phẩm
mì ăn liền Vifon đạt danh hiệu “Hàng việt Nam Chất Lượng Cao” trong 11 năm liền (1997 – 2008) do người tiêu dùng bình chọn.
b. Nước ngoài:
+ Là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam được Tổ chức Foundition For Excellence in Business Practice ( FEBP ) Thụy Sỹ tặng huy chương vàng “ Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất sắc “ ở nước ngoài;
Các hoạt động xã hội:
Hàng năm Công ty đều đóng góp khoảng 600 triệu đồng cho các hoạt động xã hội – từ thiện như: phong trào đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ, hỗ trợ….Đặc biệt, tham gia chăm sóc diện chính sách đến nay đã tặng 28 nhà tình nghĩa, 35 nhà tình thương và phụng dưỡng suốt đời 06 bà Mẹ Việt Nam anh hùng